Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

ÂM NHẠC

Trang nhạc của bạn Hoàng Đìng Tuyên gởi.

 

Rất tiếc,  QLM hiện không thể làm thành một trang nhạc y như nội dung bạn Tuyên đã nhiệt tình gỡi cho kientrucparis, để từ đó, các bạn clic vào từng tiết mục để nghe ngay. vì cần nhiều thời gian.

Hơn nữa, bạn Hoàng đình Tuyên dã gởi cho từng hộp thư cũa các bạn rồi !

Do vậy, dưới đây chỉì là sao chép lại email của bạn Tuyên,  để các bạn tham khảo , xin bạn Tuyên thông cảm.

Bạn nào có khả năng và thì giờ,  xin giúp dùm kientrucparis.

QLM


Chúc Mừng Giáng Sinh - Merry Christmas 2011 - Happy New Year 2012 


 

Chúc Mừng Giáng Sinh - Merry Christmas 2011 - Happy New Year 2012

Rất hay và đầy đủ nhạc Noel để gởi đến các bạn và nhờ Nguyen cho vào website của KTParis .
Thân
Hdt
(xem mục Elvis )



 
christmas%20graphic.gif 


merry-christmas.jpg
Mery-Christmas-2012-vector-design.jpg

merry-christmas-and-a-happy.jpg

Merry Christmas 2011!
Happy New Year 2012!
Everyone...
 

Kính chúc  quý A.C.E Một Mùa Giáng Sinh tươi vui, an bình
Và Một Năm Mới Thành Công, Hạnh Phúc
 

 

 


Anne Murray - Silent Night, Holy Night

Aly & AJ Silent Night

All Angels - Silent Night

Olivia Newton John silent night

Jingle Bells

Taline -  Jingle Bells

Dem Thanh vo cung -Hop ca

Dem Thanh Vo Cung [hop ca]

Hang Belem [hop ca]

Hang Be Lem [hop ca]

Jingle Bells (Tiếng Chuông Ngân) - Phương Thanh

Hai mùa Noel - Mạnh Đình & Như Quỳnh

Hai Mua NOEL - Tam Doan


Mùa Sao Sáng Mỹ Huyền

Lời Con Xin Chúa - Y Phương

Màu Xanh Noel Tường Nguyên, Tường Khuê

Lá thư trần thế nhac Giang Sinh

Ta Ao Dem Noel - Dang The Luan

Tình người ngoại đạo - Băng Tâm

LK Con Quy Lay Chua Tren Troi & Loi Nguoi Ngoai Dao

BongNhoGiaoDuong (Son Tuyen)

Tuyết Rơi Lâm Nhật Tiến



(Còn tiếp)


Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

KHOA HỌC - ĐỜI SỐNG


Tặng các bạn yêu nhạc và kỹ thuật mới:

Loa máy tính UCube, "nhỏ mà có võ"



   Bộ loa USB bé hạt tiêu U-Cube của hãng Ultralink có thiết kế mang phong cách các sản phẩm Apple. Tuy kích thước nhỏ nhưng "sân khấu âm thanh" rộng mà chi tiết.



   Ultralink là một hãng âm thanh Canada, chuyên sản xuất các loại dây dẫn phục vụ audio vốn khá quen thuộc với dân chơi âm thanh. Mới đây, Ultralink bắt đầu mở rộng sản xuất sang lĩnh vực thiết bị và Ucube là sản phẩm đầu tiên của thương hiệu Ultralink Ufi.
   Loa Ucube có thiết kế giống các sản phẩm của Apple.
   Được sản xuất để phục vụ thị trường đại chúng với mức giá bình dân, song UCube được làm khá kỹ với một thiết kế mang đậm phong cách Apple. Bộ loa có kích thước hình khối Rubik này có 4 màu khác nhau (đen, trắng, bạc và đỏ) và kích thước khiêm tốn (mỗi cạnh 8,9cm), đi kèm bộ chân đế cùng màu được tạo hình trang nhã. Vỏ loa được làm bằng nhựa để giảm trọng lượng phục vụ mục đích di động, nhưng được phủ lớp bảo vệ bề mặt trước khi sơn, tạo cảm giác được làm bằng kim loại. Mặt trước được bảo vệ bằng tấm lưới hợp kim. Đường kết nối nằm ở mặt sau. Loa chính nối trực tiếp với máy tính qua cổng USB, loa còn lại kết nối với loa chính qua một sợi cáp dài 1m.



   Khác với các bộ loa máy tính thông thường, UCube không dùng nguồn điện bên ngoài mà lấy năng lượng thông qua cổng USB của máy tính. Dòng điện tối thiểu từ cổng USB cho bộ loa này hoạt động là 500 miliampere. Vì thế, UCube cần được kết nối với máy tính bàn hoặc máy laptop. iPad, iPhone và các thiết bị máy tính bảng không phải là đối tác của bộ loa này.
   Công suất tối đa của cặp UCube theo cataloge của hãng là tương đương 30W, có nghĩa là 15W/ kênh.
   UCube là loa nhỏ nhưng trường âm rộng.
   Tuy có kích thước tí hon, nhưng UCube thực chất là sản phẩm "nhiều trong một", tích hợp cả bộ nhận tín hiệu USB từ máy tính, bộ giải mã DAC, ampli class D và loa. Cổng USB của máy tính vừa là nơi cung cấp tín hiệu âm thanh, vừa là nơi cung cấp năng lượng cho bộ loa hoạt động.
   Có thể nhiều người sẽ hoài nghi, tại sao với một mức năng lượng chỉ khoảng 2,5W từ cổng USB của máy tính (5V, 500mA) lại có thể tạo ra một công suất âm thanh tương đương 30W như lời quảng cáo của hãng? Năng lượng từ cổng USB của máy tính sẽ được đưa tới một bộ nguồn switching. Một bộ DSP thông minh làm nhiệm vụ điều khiển phần nguồn sẽ lập trình sao cho ở những khoảng lặng của bản nhạc, tức là lúc năng lượng tiêu thụ thấp nhất thì phần năng lượng dư thừa sẽ được tích trữ lại để "bù" cho những thời điểm cần huy động công suất. Theo tài liệu của hãng, nhờ vào nguyên lý hoạt động như vậy, ampli class D trong loa sẽ đạt được mức công suất hiệu dụng lớn hơn từ 10 đến 15 lần so với công suất cấp từ nguồn máy tính.
   Song, điểm nhấn công nghệ của cặp loa này lại chính là nằm ở phần loa. UCube sử dụng công nghệ loa BMR, một phát minh gần đây của hãng NTX. BMR là một công nghệ lai ghép giữa công nghệ loa điện động truyền thống với công nghệ DML cũng do NTX phát minh. DML là từ viết tắt của Distributed Mode Loudspeaker, hay còn gọi là Bending Wave Loudspeaker. 



   Loại loa này được phát minh ra dựa trên nguyên lý sóng tròn. Nôm na là khi ném một viên sỏi xuống dưới nước sẽ tạo ra các vòng tròn đồng tâm có bước sóng khác nhau. Vòng tròn càng gần tâm nơi viên sỏi rơi xuống thì có bước sóng càng ngắn (tần số cao); vòng tròn càng xa tâm thì có bước sóng càng dài (tần số thấp). Dựa vào nguyên lý như vậy, người ta chế tạo màng loa là một tấm panel có bề mặt phẳng và tương đối cứng nhưng có độ dày hoặc trọng lượng khác nhau từ tâm ra ngoài viền loa. Khi có tín hiệu, cuộn dây điện động trong loa dao động sẽ tác động làm tấm panel này rung phát ra âm thanh. Mỗi phần của màng loa có kết cấu khác nhau nên tần số rung động khác nhau và tạo ra một thứ âm thanh nhất định. Vì thế, người ta còn gọi đây là loại loa màng rung. Do cơ chế màng rung như vậy nên dạng loa này có ưu điểm nổi trội là tán xạ âm thanh một diện nghe rất rộng, gần như 360 độ, kể cả các âm thanh ở tần số cao vốn là loại âm thanh có tính định hướng. Nhược điểm là để tái tạo chính xác âm thanh ở tần số thấp thì đòi hỏi tấm panel phải tương đối lớn. Để khắc phục nhược điểm này, loại loa BMR đã ra đời. BMR kế thừa nguyên lý màng rung của loa DML nhưng có thêm phần viền nhún ở ngoài cùng của tấm panel. Viền loa này đảm nhiệm 2 vai trò, nó vừa tạo cân bằng động cho màng loa, đồng thời là cơ cấu nhún để khi có tần số thấp thì tấm panel dao động theo trục dọc như một cái pistol, tương tự như cơ chế của loa điện động màng nón. Như vậy, màng loa sẽ rung để tái tạo các âm thanh ở dải tần trung và cao, còn với âm trầm, toàn bộ màng loa sẽ được đẩy về phía trước để tạo ra tiếng bass. Với kết cấu này, công nghệ BMR giúp có thể thu nhỏ màng loa, trong khi vẫn giữ được đặc tính ưu việt của loại loa màng rung.
   Vì sự ưu việt như vậy mà trong vài năm gần đây, loa BMR đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự và được hàng loạt hãng điện tử ứng dụng trong các sản phẩm loa từ loa điện thoại, loa TV, loa xe hơi, sound-bar xem phim đa kênh đến loa hi-end. Một số hãng audio có tên tuổi cũng đã bắt đầu sản xuất các loại loa dựa trên công nghệ BMR, như Cambridge Audio, Naim Audio.
   Đối với sản phẩm UCube này, Ultralink đã tỏ ra rất thức thời khi ứng dụng cùng lúc 2 công nghệ được coi là mới nhất là ampli Class D dùng DSP thông minh để điều khiển cấp nguồn và công nghệ loa BMR.
   Cặp loa nhỏ này chỉ cần cắm vào cổng USB của thiết bị phát nhạc là có thể thưởng thức.
   UCube được sản xuất theo triết lý Plug an Play, có nghĩa là chỉ việc cắm và thưởng thức, không cần phải thao tác cài đặt gì, chỉ đơn giản là cắm cáp USB, kết nối dây tín hiệu giữa 2 loa với nhau, khởi động một phần mềm chơi nhạc bất kỳ.

   Ấn tượng đầu tiên là "âm hình". Chỉ cần đặt loa 2 bên cạnh của máy tính, xoay nhẹ loa tạo thành một góc hợp lý, một "sân khấu âm thanh" khá sống động sẽ hiện ra phía trước bạn. Trong bản song tấu cổ điển Czardas, có thể dễ dàng hình dung ra vị trí 2 nhạc công guitar của ban nhạc Monti đang phối hợp với nhau một cách khá nhuần nhuyễn. Còn với các bản thu phức tạp hơn như Allegro No Troppo, khi nhắm mắt lại, bạn có thể cảm nhận về một dàn nhạc giao hưởng Allatic thu nhỏ. Không gian âm thanh của cặp loa này khá rộng và có chiều sâu, vượt ra ngoài vị trí đặt loa. Khi lùi ra xa, tính chính xác của âm hình sẽ giảm đi, nhưng cảm nhận về âm hình vẫn tương đối rõ. Đây là điểm khác biệt thú vị của dạng loa BMR so với loa truyền thống.
   Ấn tượng tiếp đến là sự chi tiết ở mức âm lượng nhỏ. Tiếng luyến láy, lấy hơi của ca sỹ, tiếng vuốt tay trên dây đàn của nhạc công, tiếng lanh canh của bộ gõ cymbal và những chi tiết rất nhỏ của bản nhạc đều được UCube thể hiện khá hoàn hảo. Có thể nhận định rằng, đây là một trong những cặp loa nghe gần (near field) tốt nhất.
   Trung âm là điểm nổi trội ở cặp loa này. Giọng ca trầm khàn của Allan Taylor như thêm phần đậm đặc. Chất giọng trong vắt của Madona trong bài Don’t cry for me Argentina cho thấy phần thánh thiện ẩn bên con người cô ca sĩ luôn nổi loạn và nhiều điều tiếng này. Thử nghiệm qua nhiều bản vocal cho thấy UCube đặc biệt thích hợp với thể loại nhạc này. Tuy nhiên, có vẻ như trung âm của UCube được bộ DSP xử lý có phần hơi nhấn, khiến cho ưu điểm này có thể trở thành nhược điểm ở những bản nhạc đòi hỏi sự cân bằng giữa các dải.
   Dải cao cũng có thể được coi là thế mạnh của UCube, tơi, nhuyễn và lan tỏa. Tiếng đàn violon hay kèn clarinet qua cặp loa này có cảm giác không bị chói, gắt.
   Thử nghiệm cho thấy UCube là cặp loa khá đa dụng, chơi tốt nhiều thể loại nhạc, từ vocal, hòa tấu đến những thể loại nhạc "khó tính" như classical, jazz. Thậm chí, khi test thử những bản pop hay heavy metal, cặp loa tí hon này cũng thể hiện khá tốt. Tiếng bass chắc và gọn cho dù có vẻ hơi lưng lửng, không xuống được sâu, giống như nhược điểm của phần lớn các cặp loa bookshelf.
   Ưu điểm: - Đẹp và nhỏ gọn, đa dụng; có thể phù hợp với nhu cầu đi chơi xa, picnic.- Dễ kết nối - "Plug an play".- Chất lượng âm thanh rất tốt, đặc biệt là trung âm.- Phù hợp với nhiều loại nhạc.
   Nhược điểm: - Công suất hơi thấp.- Bass không sâu, khó làm hài lòng các fan của rock.    

Văn Lý- vnexpress.net

VUI CƯỜI

Chuyển ngữ từ chuyện  do bạn Phạm Việt Nam gởi: 

   TIỀN KHÔNG ĐEM LẠI HẠNH PHÚC

   Một phụ nữ giàu có, góa bụa, tìm một người đàn ông có những phẩm chất như sau, để chia sẻ đời sống và gia tài :

 - 1. Không đánh đập.
 - 2. Không bỏ đi nửa chừng.
 - 3. Phải tuyệt vời trên giường.


   Trong nhiều tháng, điện thoại cũng như chuông cửa nhà bà ta không ngớt reo, bà nhận hằng tấn thư, v v... mà không có kết quả.
   Không một gả đàn ông nào đáp ứng được tiêu chí của bà.
   Ngày nọ, lại có người gỏ cửa.
   Bà mở cửa và thấy một người đàn ông không tay, không chân, nằm dài trên tấm thảm.
   Bối rối, bà hỏi:
   - Ông là ai, và cần việc gì ?
   - Chào Bà, gả đàn ông nói, Bà không cần tìm nữa, tôi là người đàn ông mơ ước của bà !
Tôi không có tay, nên tôi không thể đánh Bà, và vì tôi không có chân, nên tôi không bỏ    Bà nửa chừng.
   Bà nọ hỏi :
   - Điều gì khiến ông nghĩ rằng ông tuyệt vời trên giường ?
  Gả đàn ông đáp:
   -  Vậy chớ tôi gỏ cửa nhà Bà với cái gì ! ?

CHUYỆN PHIẾM

KIENTRUCPARIS SƯU TẦM TẶNG CÁC BẠN :


TÂM SỰ CỦA CẶP VỢ CHỒNG GIÀ



   Họ tự nhận là “hai con khỉ già”.
   Bởi vì nụ cười của họ bây giờ cũng xệch xạc, méo mó lắm, nhất là mỗi lần cãi nhau, nhìn lại càng chẳng giống ai,  cứ vênh vênh váo váo mà lại lườm lườm nguýt nguýt trông đáng ghét tệ. Nhưng mà đó là chuyện của họ, chẳng là của ai trên cõi đời này, nếu ai có trùng hợp mà nhận là vợ của mình thì cũng mặc thiên hạ. 


  
   Ðúng ra họ đã hay chí chóe từ hồi còn trẻ, y như hai con khỉ non. Lúc mới yêu nhau họ cũng hay giận hờn,  nhưng những thứ giận hờn thuở đó chỉ bừng lên như lửa rơm, làm họ càng nhớ tới nhau nhiều hơn khi xa cách.
   Trước khi quyết định đi tới hôn nhân, họ đã về vấn đề và xin phép cha mẹ đôi bên so tuổi như bao nhiêu cặp vợ chồng khác. Lão thầy bói đeo đôi kính đen, gật gù bấm bấm đốt tay, sau một lúc lẩm nhẩm tính toán, nghe loáng thoáng câu gì “thìn, tuất, sửu, mùi tứ hành xung, tý ngọ mẹo dậu ở với nhau không nát một chiếu”. Nhưng may quá hai người không nằm trong nhóm tuổi ấy, cuối cùng thì thầy cùng nói một câu ba phải: “Nữ mạng hỏa, nam mạng thổ, thổ sanh hỏa, tương sanh, tuy không giàu có, nhưng sống với nhau trăm năm đầu bạc”.


   Thôi thế cũng được, bà già đứng dậy xuýt xoa cám ơn thầy, dẫu có khắc khẩu chút đĩnh mà cứ bạc đầu răng long cãi nhau hoài hoài thì cũng xem là hạp tuổi, không lo một đứa rửa chân về chầu Giời sớm. Mạng tích lịch hỏa chỉ là lửa sấm sét, nó gầm thét lên như chớp nhoáng là nguội ngay, còn thổ ngự sơn thì tuy không điền sản, dinh cơ, nhưng thanh cao chót vót đỉnh núi, sấm chớp không hề hấn gì. Sợ nhất là cái mạng mộc gặp hỏa, hay hỏa gặp thủy thì coi chừng hai đứa, đứa chết đứa bị thương. Xem thế cũng chưa chắc đúng, và thời ấy là thời chiến tranh, có nhiều người xem rất hạp tuổi mà vẫn gãy gánh giữa đường. Những lúc ấy, hai người đang yêu nhau lắm, dẫu có phải nhảy vào lửa để chết cho tình yêu họ vẫn chết, cho nên việc đưa nhau đi xem tuổi chỉ là để các cụ ở nhà yên chí mà thôi.


   Thời gian cứ như thế vùn vụt trôi đi, mới ngày nào mà nay đã hơn ba mươi năm đầu gối tay ấp. Hôm lũ con đề nghị những ngày “hấp hôn” cho cha mẹ, ông đã nửa đùa nửa thật nói với lũ nhỏ:
     “Thôi, đừng phú quí sinh lễ nghĩa, tao với mẹ mày ngày nào cũng như ngày tân hôn, cần gì tổ chức cho rậm đám. Ðứa nào thương cha mẹ, cứ cho tí tiền đi du lịch trăng mật tuổi già, chứ ăn thì đã không dám ăn, mặc đẹp cũng chả ai nhìn”.  
    Đúng thế, với tuổi này ông nghỉ như vậy là thực tế, tiết kiệm được tiền cho con cái, mà lại không ngại thiên hạ xì xèo. Vợ chồng ông sống theo lối Việt Nam, hôm ngày Valentine, ông đi làm về, nghe thiên hạ ra rả chuyện tặng nhau đóa hoa Tình Yêu, lại thấy chú Mỹ đen đứng bán hoa ở ngã tư đường, ông bèn hào sảng mua tặng bà một đóa hồng nhung đỏ. Hí hửng lái xe, ông đậu xe rồi đem đóa hoa vào bếp. Thấy bà đầu bù tóc rối đang nấu cơm, ông vui vẻ đưa cho vợ, chưa kịp nói câu gì hay ho để lấy điểm với bà, thì bà đã nhăn nhó lên như khỉ:
   “Làm trò khỉ gì thế, hoa với chả hoét. Sao không mua cho tôi bó rau muống xào thịt bò ăn cơm có phải ngon không?”


  Ông cụt hứng, ngẫm nghĩ, rõ chán phèo cho cái con khỉ già, làm như cuộc đời chưa hề biết tới chữ “romantic” bao giờ cả. Nhưng nhìn mặt mũi vợ đỏ gay khi đứng bên bếp lửa, đang làm bữa cơm chiều cho cả nhà, ông lại nghĩ thương vợ:   

   “Ừ phải đấy, cứ rửa cho bà ấy đống bát đĩa bẩn mà bằng trăm đóa hoa hồng phỉ gió kia.” Thế là ông xắn tay áo lên để rửa bát, nhưng bình thường đã mấy khi ông đụng đến công việc bếp núc của vợ. Ông lúng túng rồi tuộc tay làm vỡ cái ly, thế là bà tru tréo lên:
   “Thôi ông cụ ơi, hễ ông mó vào đâu là đổ vỡ đến đó. Cứ để tôi, chẳng cần ông phải làm.”
Ông lắc đầu bỏ ra ngoài vườn, thôi đi tưới cây vậy. Nhác nhìn thấy mấy cây mướp đắng bà trồng hôm nay đã leo lên hết chiếc cột gỗ bên vệ rào, ông nghĩ ngay đến chuyện làm cho bà cái giàn.
Nghĩ là làm, ông hí hoáy lấy thang, rồi dùng những thanh gỗ mỏng để bắc giàn, nhưng chưa gì ông đã thấy bà đứng lù lù sau lưng. Tưởng bà khen, ai ngờ bạ lại la hoảng lên:
   “Tôi lạy ông, ông chẳng làm gì cho nên thân cả. Lỡ gãy chân, nằm một chỗ là chết cái thân già này.”
   Ông tự ái: “Bà cứ hay ồn ào, không ngã mà cứ nghe bà la hoảng cũng đủ giật mình ngã gãy cổ. Ðàn bà có thứ đâu ăn nói cứ toang toác lên.”
   Bà đâu có toang toác, bà lo cho ông đấy chứ, nhưng hai chữ “toang tóac” làm bà ấm ách, mặt sưng lên lên trông hệt như con khỉ già. Tuy thế, ông cũng vác cái thang cất vào nhà kho, rồi vào nhà cơm, trên chiếc kệ gỗ, đã thấy hoa hồng đỏ ông mua tặng bà được cắm vào chiếc bình thuỷ tinh. Ông tủm tỉm cười, đàn bà họ nói vậy mà không phải vậy, đóa hoa hồng bây giờ đã tươi lên vì có nước.


   Cũng không phải lúc nào họ cũng cãi nhau, và cũng không phải lúc nào ông với bà lại không có những giây phút êm đềm bên nhau khi lũ con đi vắng cả. Những câu chuyện họ trao đổi, nghe không ngọt ngào như hồi đôi mươi, nhưng đầy những lo lắng và băn khoăn cho nhau về sức khỏe cũng như chuyện trong nhà, ngoài phố. Ông hay nhắc bà cần phải uống thêm thuốc bổ mỗi ngày, còn bà thì lo lắng cái chân của ông dạo này đi đứng có phần thiếu ngay ngắn. Nhưng phiền nhất là mỗi lúc lái xe có bà bên cạnh lái phụ, nhắc nhở từng chi tiết khi cái kim đồng hồ nhích lên nhích xuống, bởi vì bà không lái xe mà lái tài xế. Cái này thực khổ cho ông, khi mắt phải chăm chú nhìn kính trước kính sau, miệng bà thì ong óng nhắc nhở chạy nhanh chạy chậm, khiến đầu ông cử hoảng lên suýt tông vào xe người khác. Ông quát vợ:
   “Có câm cái mồm đi không? Ði với bà có ngày chết mết ngáp. Pô Lít, tôi không sợ mà sợ cái miệng bà".
    Bà im một tí rồi lại lên mày:
   “Ðã lái dở mà lại cứ chạy ‘len’ giữa, lỡ muốn ‘ếch xít’ thì sao?
   Ông hầm hừ: “Ðường nó nằm trong đầu tôi, lái ‘len’ trong lỡ trượt bánh xe là đi vào thành xi măng, cũng giập đầu mà chết.”
   Họ cứ cãi nhau lọan xạ như thế, nhất là khi ông mắt mũi kèm nhèm, không nhìn rõ bảng tên đường, định quẹo phải mà một thằng Mỹ đen đã lù lù chặn ngay bên cạnh. Thế là ‘sảy một ly đi một dặm’. Họ đã có nhiều kinh nghiệm những lần đi lộn đường như vậy, rồi loanh quanh mãi tìm không ra lối về, đi lạc vào những khu lạ hoắc, chỉ mới hoàng hôn mà nghe như đã tối om vì nỗi sự dâng ngập lòng.
   Bà còn sơ nhất là tính nóng nảy của ông, khi bị một cái xe đằng sau cứ bóp còi ‘tin tin’ thúc hối, bởi ông bận nghĩ đâu đâu mà đèn xanh nhấp nháy vẫn chưa chịu chạy. Rồi khi nó vượt qua mặt ông, bèn giơ ngón tay giữa ra để chọc tức. Mỗi ngón tay là một biểu tượng của ngôn ngữ, có xấu có tốt, nhưng ở trường hợp này thì bà phải can ông đừng bắt chước kiểu trả lời thiếu văn hóa như thế, nhất là lỡ gặp phải thằng có súng, thôi thì ‘một câu nhịn chín câu lành’ vậy. Hồi ông mới qua Mỹ, chả hiểu ‘mô tê’ gì về ngôn ngữ ngón tay như vậy, lông ngông tìm đường đi thì đã thấy một cái đầu ở xe bên kia thò ra, giơ một ngón tay lên, ông còn lại mĩm cười nói ‘thank you’ người bạn Mỹ tốt bụng, về nhà cứ thắt thỏm sao nó biết mình đang đi tìm đường để chỉ.
   Mỗi lần có dịp đi đâu với ông, phải lái trên ‘freeway’, xe cộ lạng lách như điên khiến ông xoay trở đến nhức đầu, mồm luôn luôn rủa ‘đồ khốn nạn’ bà lại bật cười. Hôm ấy trong lòng ông đời đầy những thằng khốn nạn, chúng nó đi đâu mà như ăn cướp, xã hội này khó mà có hòa bình khi con người cứ sùng sục lên như vậy. Nghĩ cho cùng thì chả bao giờ hết chiến tranh, từ triệu năm trước tới ngàn năm sau, con người cứ sống rồi chết, chiến tranh rồi lại hòa bình, kẻ đi vào lòng đất người lại tiếp tục sinh ra. Gọi là nhân loại còn khổ, vì lòng người cứ sùng sục lên như nồi nước sôi.


   Hôm nay ông bà lại cãi nhau. Mặt bà sưng lên còn ông thì lừ lừ không nói năng. Họ đang cằn nhằn nhau, hay là chỉ có bà hay cằn nhằn mà thôi. Bà nói dai như đĩa, mà lạ thật, bà chỉ hay dai dẳng với ông chứ với người ngoài bà ngọt sớt, chiến tranh chỉ xảy ra giữa hai vợ chồng già còn khi ra ngoài bà hay đem hai chữ ‘bình an’ để tặng riêng cho thiên hạ. Thế có tức không chứ. Chuyện thì đâu có gì ghê gớm, vợ chồng thằng con trai dẫn đứa cháu nội đi đâu từ sáng sớm, chúng nó quên cả ngày kỵ của ông cố, mãi tới giờ này vẫn chưa dẫn cháu về ăn giỗ.
   Ông bảo bà: “Muốn gì phải nói. Thời buổi này bận bù đầu bù cổ, chúng nó làm sao nhớ được ngày gì ngoài ngày thứ bảy với ngày chúa nhật”.
   Bà chua chát: “Nhưng ít ra thấy tôi sửa soạn bàn thờ, nói xa nói gần thì cũng phải biết để cháu ở nhà đốt nhang cho ông bà chứ. Có thứ đâu lại cắp đít đi hết như vậy.
   Ông chép miệng: “Ôi giào! Không có chúng nó thì tôi với bà cứ bày ra cúng rồi cùng xơi với nhau, càng ít người càng được ăn nhiều.”
   Nhìn căn nhà vắng vẻ, nấu nướng bày biện xong đã mệt ngất như mà con cháu chưa đứa nào về, đâm tủi thân: “Mai mốt tôi với ông chết đi chắc chẳng có ai đốt cho nén nhang, cứ thời buổi này thì chẳng giỗ chạp làm gì cho mất công.
   Ông gật gù: “Ừ, mà cũng chẳng cần phải chôn cất nữa cho chật đất. Tôi có chết cứ thiêu xong rồi đem tro đổ xuống biển, nhà thờ cho chúng nó một năm đôi lần thăm viếng. Nằm dưới ấy lại mát. Còn không thì đem lên núi, trãi ra làm phân bón cho cây cỏ, không ích lợi hơn à?
   Nghe ông bình thản nói vui vẻ mà vẫn cứ ngậm ngùi. Mâm cúng đã dọn lên, mùi trầm nhang nghi ngút. Bà đốt ba nén nhang cắm vào bát nhang trên bàn thờ, miệng lâm râm khấn vái:
   “Lạy các cụ, hôm nay ngày giỗ ông, mời các cụ về xơi bữa cơm với con cháu. Các cháu bất hiếu cụ bỏ lỗi cho, thời buổi này chẳng giống hồi xưa, các cụ ‘sống khỏe chết thiêng’ về phù hộ cho cả nhà an vui, khỏe mạnh, gia đạo trong ấm ngòai êm...’
   Nghe bà khấn, ông vốn hay pha trò buộc miệng:
   “Các cụ có phù hộ thì cứ phù hộ, còn việc hiện về xin miễn cho kẻo con cháu nó sợ.’
   Ðang buồn trong bụng, thế là bà quay sang vặc lên với ông:
   “Ăn nói rõ là lăng nhăng, ông đừng đùa với người khuất bóng mà mang tội, các cụ nghe được cả, đâu phải chỗ để ông đùa, bố thế hèn gì con cũng vậy. Tôi nói cho ông biết, lát nữa dẫn nhau về đây tôi cho một trận...”
   Ông nhăn mặt: “Thôi xin can bà, bà chửi chúng nó các cụ cũng nghe, lần sau hoảng không dám về ăn giỗ nữa. Ai lại mời các cụ về ăn giỗ, cầu vui cầu khỏe, mà gia chủ mặt mũi nhăn nhó như con khỉ già, tôi mà là cụ tôi cũng ‘đấm’ vào. Bà cứ để tôi dạy chúng cho, ‘ngọt mật mới chết ruồi’ chứ nhấm nhẳng chỉ làm nó ghét mình hơn”.
   Bà ngang nghạnh trả miếng, bởi vì có mấy khi bà chịu thua ông:
   “Không phải ngọt với ai cả, nó là con chứ không phải bố mình, nói nặng còn chẳng nghe ra, chứ nhẹ đã ăn thua gì.”


   Thế là bữa cơm nấu nướng công phu đầy những món ngon bỗng lạnh ngắt vì chẳng ai muốn ăn. Ông bực mình nghĩ tới thằng con trai vô tâm không biết đến ngày giỗ ông bà mà bảo vợ ở nhà giúp mẹ chồng. Chúng nó đi đâu mà quên cả đường về, bọn trẻ bây giờ đều vô tâm thế cả, nếu cha mẹ mà không có lòng tha thứ và thông cảm, thì chắc chắn sẽ buồn giận suốt đời. Hóa cho nên hồi vợ chồng chúng nó mới lấy nhau, ông đã nghĩ đến chuyện ở riêng để ai có tự do của người đó. Nhưng riêng thì riêng, nề nếp gia đình vẫn phải giữ. Ông mặc quần áo rồi bảo vợ: “Tôi đi đằng này một chút”.
   Bà đang ngồi buồn rầu nhìn mâm cơm: “Ði đâu? Cơm canh dọn sẵn rồi cũng bỏ đi, đúng là ‘bố nào con nấy’.
   Ông bực mình quát: “Bà biết tôi đi đâu mà đã toang toát lên. Tôi đi tìm chúng nó về để bà chửi, chứ ăn uống thế này ngon lành gì mà ăn.
   Tự nhiên giọng bà dịu xuống, ứa nước mắt: “Thôi ông ạ. Hai đứa kia đi học xa, chỉ còn chúng nó ở với mình, khó lắm chỉ sinh tội ra.
   Thấy bà nói, ông bật cười, cái tính bà thì ông không lạ, chỉ chớp lên như lửa trời nhưng rồi lại tắt đi ngay, lão thầy bói chả nói thế là gì. Ông nhìn vợ pha trò: “Trông mặt bà cứ y như ‘con khỉ già’ trong sở thú.
   Bà cũng nguýt yêu ông: “Ngó ông cười thì khỉ cũng đẹp hơn. Răng cỏ chưa gì đã ‘sút càng gẫy gọng’ cả ra.



   Hai vợ chồng già giống như ‘hai con khỉ’ ngồi bắt chấy cho nhau. Họ cãi nhau luôn luôn để rồi vẫn thương nhau như thế đấy, ai có cười thì hở mười cái răng. Mỗi lần ông đi làm về thấy vắng bóng bà, ông bổ đi tìm, thấy bà nằm đắp chăn kín mít, vội sờ vào chân vợ thấy lạnh ngắt, ông hối hả đi lấy dầu bóp chân cho bà. Còn hễ ông đi về muộn, bà đi ra đi vào mắt không ngừng ngó cái kim đồng hồ, bụng nghĩ đến trăm thứ bất trắc trên đời. Nhưng hễ nghe tiếng xe ông đậu ở ngoài ‘garage’, bà thở phào nhẹ nhỏm, nhưng rất bực mình vì cái ‘con khỉ già’ về muộn mà không nói qua cho bà biết, lúc ấy mặt bà nặng chịch y hệt một con khỉ. Không biết ai là khỉ, nhưng họ cứ nghĩ tới nhau bằng cái tình đầy âu yếm mà chẳng cần ai phải hiểu.


   Bỗng ông đứng bật dậy khi nghe tiếng máy xe nổ ngoài sân, vợ chồng thằng con đã dẫn cháu về, thằng bé lên năm mặt mũi xinh xắn, chạy ào ào vào ôm lấy ông nội nói bi bô:
   “Thưa ông nội cháu mới về”
   Thằng cháu nói còn đã đớt, mặt mũi nó hồng lên như hai quả đào. Ông ôm cháu và lòng âu yếm hỏi: “Cháu ông đi đâu mà lâu thế? Hôm nay giỗ cụ không về sớm mà ăn giỗ.”
   Bây giờ anh con trai mới lên tiếng: “Chúng con cho cháu đi sở thú, nhớ ngày giỗ cụ muốn về sớm, nhưng cháu ông không chịu về, cứ đòi xem mãi.”
   Ông vuốt tóc cháu, hôn lên đôi má phính: “Thế cháu thấy con gì trong sở thú kể cho ông nghe với.”
   “Cháu xem con khỉ con bú mẹ, xem hai con khỉ già cãi nhau.”
   Ông bảo cháu: “Tưởng gì, ở nhà mình cũng có hai con khỉ già cãi nhau suốt ngày.”
   Bà đang đứng trong nhà nhìn ra, nghe ông nói, lườm ông một cái dài hơn cây số.



   tác giả : Xuan Cuc Dinh


(hình: nguồn internet - KT Paris)
 

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

TÀI LIỆU



LỄ GIÁNG SINH CÓ TỪ BAO GIỜ
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


      Hàng năm cứ vào ngày 25 tháng 12 là chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh, ngày Chúa Giêsu ra đời, nhưng ít ai để ý thắc mắc Chúa có thực sự sinh ra vào ngày này không hay lễ này có từ bao giờ.

      Kinh Thánh không thấy có chỗ nào nói đến các môn đệ của Chúa Giêsu mừng Sinh nhật của Chúa. Vây thì ngày lễ nghỉ này ở đâu mà ra, và Kinh Thánh có đồng ý hoặc chấp nhận ngày lễ này không? Những câu hỏi như vậy có ý nghĩa gì khi mà mục đích của chúng ta là vinh danh mừng Chúa ra đời và đem các gia đình lại gần với nhau, chúc cho nhau được bình an và đất nước có hòa bình, dân tộc yêu thương.

      Diễn viên hài hước nổi tiếng của Hoa Kỳ Drew Carey trong một cuộc phỏng vấn do  Talk Show The View trên truyền hình thực hiện đã làm cho khán thính giả ngỡ ngàng khi ông khuyên mọi người phải nói sự thật về nhân vật Ông Già Noel/Santa Claus.
      
-“Tôi nghĩ rằng –ông nói- cha mẹ và người lớn không nên nói cho trẻ nít là có ông già Noel / Santa Claus thực sự. Đây quả là lời nói dối đầu tiên mà quí vị đã nói với con cháu quí vị.” 
   Ông khuyên mọi người hãy nói thiệt cho chúng biết là “ông già Noel chỉ là nhân vật chúng ta  tạo ra để có cớ mừng mùa lễ nghỉ mà thôi”.
      -“Khi chúng lên 5 tuổi –ông nói thêm- chúng sẽ nhận ra là cha mẹ chúng đã nói láo với chúng suốt cả đời chúng.”

      Trước đó trong cùng một năm, đài truyền hình The Arts & Entertainment đã đưa ra một chương trình về Lễ Giáng Sinh gọi là Christmas Unwrapped: The History of Christmas. Người trình diễn đã nêu câu hỏi:
      -“Trên khắp thế giới người ta mừng lễ Chúa Kitô ra đời vào ngày 25 tháng 12, nhưng tại sao Chúa Giáng Sinh lại đi đôi với việc tặng quà, và Chúa có thực sự giáng trần vào ngày tháng đó hay không? Cây Giáng Sinh / Christmas Tree ở đâu mà ra?

      Ngược giòng lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc các ngày lễ nghỉ truyền thống của Tây Phương, thì thấy rằng Lễ Giáng Sinh có nguồn gốc từ những ngày lễ hội dân gian, là lễ mừng thần Saturn của người La Mã được phổ biến từ năm 217 BC. Khởi đầu ho ăn mừng vào dịp Đông Chí, từ ngày 17 đến 23 tháng 12.
      Như vậy cả ông già Noel/Santa Claus lẫn lễ Giáng Sinh thực ra chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Santa Claus chỉ là nhân vật giả tưởng và Lễ Giáng Sinh cùng với những trang trí của nó là do từ những ngày lễ hội của dân ngoại La Mã mà ra.
      Phải chăng đó chỉ là những tập tục truyền thống cổ xưa chứ chẳng phải là những gì thực tiễn chúng ta có thể nhìn thấy được? Nếu cứ tiếp tục tham dự những lễ hội đó thì có hữu ích gì không? 

LỄ  THẦN  MẶT  TRỜI  

       Nói là lễ Giáng Sinh có từ trước thời Chúa Giêsu sinh ra thì có vẻ kỳ lạ và vô lý. Nhưng Lễ Giáng Sinh /Christmas quả thực lại có liên hệ đến thời đại trước Chúa Giêsu Kito rất nhiều.
       Những chi tiết mừng lễ Giáng Sinh đều có vết tích của thời cổ Ai Cập, Babylon và La Mã. Sự kiện này thực ra cũng chẳng làm tổn thương gì danh chúa Giêsu, nhưng nó đặt thành nghi vấn về sự hiểu biết và khôn ngoan của những người mà, từ cả ngàn năm rồi, vẫn còn cho rằng cái ngày lễ hội của dân ngoại là vĩnh cửu và đang được lan truyền trên khắp thế giới là ngày lễ Chúa Giáng Sinh.
      Giáo Hội sơ khai chắc cũng rất ngạc nhiên khi thấy những tập tục xưa cổ của họ bị chúng ta ngày nay đem nhập vào lễ Giáng Sinh mừng ngày Chúa ra đời. Việc gán ghép danh Chúa Kito với ngày lễ nghỉ của dân La Mã không phải chỉ có từ nhiều thế kỷ nay đâu. Alexander Hislop đã viết trong sách của ông The Two Babylons: “Nhiều nhà văn nổi tiếng và uyên bác thuộc nhiều hệ phái khác nhau cũng công nhận rằng ‘Ngày Chúa sinh ra vẫn không thể xác định được’, và trong Giáo Hội Kito giáo, ngày lễ gọi là Lễ Giáng Sinh cũng chưa bao giờ nghe nói đến cho tới thế kỷ thứ 3, và cũng không phải tới thế kỷ thứ 4 người ta mới giữ ngày lễ này đâu.” (1959, pp.92-93).

      Còn về ngày 25 tháng 12 trở thành ngày Lễ Giáng Sinh thì thực ra các sách viết về lịch sử các ngày lễ nghỉ cho biết đó là ngày đế quốc La Mã mừng Sinh nhật thần mặt trời.  Lý do chọn ngày 25/12 là ngày sinh nhật chúa Giêsu thì sách 4000 Years of Christmas ghi: “Vì ngày đó là ngày thánh, không phải chỉ đối với dân ngoại La Mã mà cả một tôn giáo lớn ở Ba Tư / Persia tức Iran bây giờ, mà hồi đó là một trong những tôn giáo đối thủ  mạnh nhất của Kito giáo. Đạo này thờ thần Mithra gọi là Mithraism[1], tức thờ mặt trời, ăn mừng ngày mặt trời mọc trở lại, thêm sức mạnh cho họ (Earl and Alice Count, 1997, p.37).
      Không phải chỉ có ngày 25/12 là ngày vinh danh sinh nhật mặt trời, mà còn là ngày lễ hội mà các quốc gia dân ngoại vẫn giữ từ lâu để mừng những ngày sáng sủa được kéo dài ra sau thời kỳ Đông Chí là những ngày ngắn nhất trong năm. Trước Lễ Giáng Sinh lúc đó còn có ngày lễ hội thờ ngẫu tượng vào giữa mùa đông có đặc điểm là ăn uống bừa phứa và mặc sức trụy lạc, đánh dấu thời kỳ Tiền Kito Giáo từ nhiều thế kỷ trước.


MỘT KẾT HỢP NHỮNG TẬP TỤC TIỀN KITÔ GIÁO

      Lễ hội xưa cổ này với thời gian đã có nhiều danh hiệu khác nhau qua nhiều nền văn hóa khác nhau. Tại Roma, người ta gọi là lễ Saturnalia để vinh danh thần Saturn, một thần nông nghiệp của người La Mã. Lễ này đã xâm nhập vào giáo hội Roma sơ khai và được đặt tên là Christ (“Christmass” hay là Christmas) để thâu nhận những người tân tòng mà họ không muốn bỏ tập tục này của họ đi, đồng thời để nâng cao con số giáo dân của Kito giáo.
      Những vị lãnh đạo Công Giáo ở thế kỷ 3 họ có khuynh hướng muốn tiếp cận với dân ngoại, nhưng đã bị Tertullian, một nhà thần học công giáo lúc bấy giờ phê phán một cách khá chua chát. Năm 230 khi nói về sự bất nhất của người Kito giáo, ông đã nói lên cái tương phản giữa người công giáo và dân ngoại trong việc hành đạo; người công giáo dùng chính sách co dãn mưu mẹo trong khi dân ngoại họ vẫn triệt để trung thành với niềm tin của họ. Ông viết:     
      -“Đối với chúng ta là những người xa lạ với ngày hưu lễ Sabbaths, và cả những ngày  trăng rằm lẫn ngày lễ hội mà có lúc đã được chấp nhận dành cho Chúa (coi  Cựu Ước Sách Levi 23: Nghi thức các lễ hội trong năm, hiện giờ không còn giữ nữa) như lễ Saturnalia, những ngày lễ tháng Giêng, lễ Brumalia và lễ Matronalia thì bây giờ lại đem ra thực hành; quà tặng được trao qua lại cho nhau, những tặng vật ngày đầu năm được thực hiện rất nhộn nhịp, những cuộc vui chơi thể thao và tiệc tùng được tổ chức tưng bừng. Nhưng trái lại, những người theo tà giáo lại trung thành nhiều hơn với tín ngưỡng của họ mà chẳng thèm để ý đến những lễ lạc của người Kito giáo” (Hislop, p.93).
      Thất bại trong việc cải giáo dân ngoại, những vị lãnh đạo Giáo Hội La Mã bắt đầu điều đình để đưa những hình ảnh tập tục tà đạo lên y phục của Kito giáo. Nhưng thay vì biến cải niềm tin của họ về với giáo hội, giáo hội lại bị biến đổi, hội nhập vào những tập tục không phải là Kito giáo ngay chính trong việc hành đạo của mình.
      Mặc dù lúc đầu Giáo Hội Công Giáo sơ khai đã kiểm duyệt, muốn bãi bỏ việc mừng lễ này, nhưng “nó đã xâm nhập quá sâu rộng trong dân chúng khó lòng xóa bỏ đi được. Cuối cùng Giáo Hội đành phải chấp nhận, vì nghĩ rằng nếu không thể hủy bỏ được thì phải biến nó thành lễ “Giáng Sinh” tôn vinh Chúa Kito. Một khi được gắn cho cái nhãn hiệu nền tảng là Kito giáo thì ngày lễ hội trở thành chính thức ở Âu Châu với rất nhiều dấu vết của dân ngoại mà chẳng ai còn thắc mắc nữa”. ( Man, Myth & Magic: The Illustrated Encyclopedia of Mythology, Religion, and the Unknown, Richard Cavendish, editor 1983, Vol.2, p.480, “Christmas”)


ĐÃ QUYẾT ĐỊNH THÌ CỨ LÀM 
 
      Một số người đã thẳng thắn phản đối việc làm như vậy vì cho rằng có hại về mặt thiêng liêng. “Những vị đó đã cố gắng ngăn cản sóng thủy triều, nhưng dù có biết bao cố gắng để ngăn chặn, việc làm đó vẫn cứ tiếp tục, cho đến khi Giáo Hội hoàn toàn bị tràn ngập bởi  những tập tục dị đoan của dân ngoại. Đó là Lễ Giáng Sinh nguyên thủy, ngày lễ của dân ngoại, nó đã trở thành hiện thực không chối cãi được. Ngày tháng trong năm và những nghi lễ mà hiện vẫn còn cử hành đã nói lên  nguồn gốc của nó” (Hislop p.93).
      Nhà thần học Tertulian nói trên đã tách ra khỏi giáo hội Roma vì bất đồng chính kiến. Ông không phải là người duy nhất bất đồng với ý tưởng đó. “Vào cuối năm 245, Origen, trong bài giảng thứ 8 về sách Levi, đã khước từ ý tưởng giữ ngày sinh nhật của Chúa Kitô như là một ông vua Pharaoh”. (The Encyclopaedia Britannica, 11th edition, Vol 6, p.293, “Christmas”).

      Lễ Giáng Sinh chỉ được công nhận là ngày lễ nghĩ của La Mã vào năm 534 (ibid). Như vậy phải mất 300 năm cái tên mới cùng với những biểu tượng của Lễ Giáng Sinh mới thay thế những tên cũ và ý nghĩa của ngày lễ hội giữa mùa đông, một ngày lễ hội của dân ngoại có từ nhiều thế kỷ trước.

 
NGUỒN GỐC ÔNG GIÀ NOEL/SANTA CLAUS
     
      Làm sao ông già Noel/Santa Claus lại xuất hiện với đầu tóc bạc phơ và bộ râu dài lê thê tới rốn? Tại sao hình ảnh thần thoại này lại được gắn liền với Lễ Giáng Sinh?
      “Santa Claus” nghĩa là sự suy đồi của Mỹ Châu, từ tiếng Đức mà ra là Sinterklaas, chữ viết ngắn lại của Sint Nikolaas, một hình ảnh do một người di dân Đức hồi sơ khai mang qua Mỹ Châu. Danh xưng này, sau được đổi lại thành St.Nicholas, tên một vị giám mục ở thị trấn Myra ở Nam Tiểu Á, một vị thánh công giáo tử vì đạo mà người Hy Lạp và Latin tôn kính vào ngày 6 tháng 12.
      Thánh Nicholas là giám mục thành Myra sống vào thời hoàng đế La Mã Diocletian trị vì. Ông bị hành quyết vì niền tin công giáo, bị tra tấn, hành hạ và bỏ ngục, cầm tù cho tới triều đại Constantine là thời kỳ tương đối dễ dãi hơn. (The Encyclopaedia Britannica, 11th edition, Vol.19,p.649, “Nicholas, St.”). Còn nhiều chuyện nữa mà người ta cho rằng có liên quan tới Christmas và St.Nicholas, tất cả những việc phải làm như là tặng quà cho nhau vào ngày trước lễ thánh Nicholas, sau này được chuyển qua là lễ Giáng Sinh (ibid). Đó phải chăng là lý do của tập tục tặng quà nhau trong dịp Giáng Sinh?
      Đến đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn, làm sao một giám mục từ miền bờ biển Địa Trung Hải nắng ấm của Thổ Nhĩ Kỳ lại có thể liên quan tới một ông già sống ở miền cực Bắc ngồi trên chiếc xe trượt tuyết kéo bởi nhũng con nai bay lướt ở trên trời?
      Đành rằng chúng ta đã biết là Lễ Giáng Sinh nguồn gốc từ trước thời đại Kito Giáo, chúng ta cũng không ngạc nhiên thấy rằng Santa Claus chẳng là gì cả ngoài những hình ảnh được sao chép lại từ niềm tin tôn giáo của dân ngoại thời cổ xa xưa.
      Những hình ảnh tưởng tượng có tính phỉnh gạt liên quan tới ông già Santa Claus với bộ quần áo màu đỏ, mũ đỏ, có viền lông trắng, xe trượt tuyết và nai bay trên trời cũng cho thấy nguồn gốc từ miền giá lạnh xa vời ở cực Bắc. Cũng có những nguồn tin cho rằng Santa Claus có dấu vết liên hệ đến các vị thần Odin (hay Woden) và Thor ở Bắc Âu / Na Uy cổ xưa (Count, pp.56-64). Thần Odin được hình dung với bộ râu dài trắng toát, mà tục truyền rằng đã bay trên trời bằng con ngựa  8 chân Sleipnir.
      Một vết tích khác, mặc dù rất xa xưa, là Santa Claus có liên hệ tới thần Mặt Trời Saturn của La Mã và thần Silenus của Hy Lạp, bạn đồng hành và là giám hộ của thần rượu Dionysus ( William Wash, The Story of Santa Claus, pp.70-71).
 

CÓ PHẢI CHÚA GIÊSU SINH RA VÀO THÁNG 12 KHÔNG ?
     
     Những học giả kinh thánh uy tín nghiên cứu về ngày sinh của Chúa Giêsu đã đi đến kết luận là chẳng có một dữ kiện căn bản nào cho thấy chúa sinh ra vào khoảng ngày 25 tháng 12.  Alexander Hislop nêu rõ là:
     -“Không có một chữ nào trong Kinh Thánh nói rõ ràng ngày giờ sinh tháng đẻ của Chúa cả. Những điều  đã ghi chép lại cũng chẳng ám chỉ là Chúa sinh ra vào ngày 25/12.  
    -“Lúc mà các thiên thần báo tin Chúa sinh ra cho các trẻ chăn chiên ở Bethlehem là lúc chúng đang cho chiên bò ăn ở giữa cánh đồng trống lúc đêm tối. Khí hậu ở Palestine từ tháng 12 đến tháng 2 là thời gian lạnh buốt ghê gớm, và theo tục lệ thì  thời gian đó không phải là thời gian các mục đồng ở xứ Judea canh chừng súc vât của chúng ở ngoài đồng trống, mà thực sự chậm lắm là chỉ tới cuối tháng 10 thôi” (p.91, emphasis in original).
      Ông tiếp tục cắt nghĩa là mưa thu bắt đầu rơi vào tháng 9 hoặc tháng 10 ở Judea có nghĩa là những biến cố xẩy ra chung quanh ngày Chúa ra đời được ghi trong Kinh Thánh không thể xẩy ra sau trung tuần tháng 10. Vậy ngày Chúa sinh ra có thể là vào khoảng đầu thu (p.92).
      Một sự kiện nữa yểm trợ cho ý kiến Chúa Giêsu sinh vào mùa Thu là người La Mã rất khôn ngoan và thông minh, họ sẽ không định thời gian kiểm tra dân số vào chính giữa mùa đông, lúc khí hậu rất khắc nghiệt, mà phải vào thời gian với những điều kiện thời tiết dễ chịu hơn nhiều.
      Ông Giuse là dân Bethlehem nên phải di chuyển gia đình từ Nazareth, xứ Galilee về Bethlehem cùng với vợ là Mary đang có thai sắp đến ngày sanh. Do đó không có lý do gì mà ông cùng với Mary lại làm một cuộc hành trình dài vào mùa đông giá lạnh như vầy. Theo Tin Mừng Phúc Âm thánh Luca thì Mary hạ sanh chúa Giêsu vào đúng thời gian hoàng đế La Mã là Augustine cho kiểm tra dân số trên cả nước, mà theo sự khôn ngoan chẳng ai lại lên chương trìng này vào tháng 12 giá lạnh cả.
 

KẾT  CỤC:
CÓ GÌ  KHÁC  BIỆT  KHÔNG?

      Kinh Thánh thì chẳng đưa ra lý do gì - và chắc chắn cũng không có một chỉ dẫn nào - để yểm trợ cho câu chuyện Lễ Giáng Sinh và Ông già Noel/Santa Claus. Nhưng lễ Giáng Sinh với ông già Noel / Santa Claus thì vẫn là một sự thực, một tập tục, một thói quen đã được chấp nhận và trở thành hiển nhiên chẳng ai thắc mắc.
    Christmas / Lễ Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày chúa Giêsu sinh ra để cứu chuộc nhân loại. Ông già Santa Claus thì là một nhân vật thần thoại giả tưởng làm chuyện vui cho trẻ nít, câu chuyện luân lý để dạy trẻ nít biết vâng lời bố mẹ, ngoan ngoãn. Người lớn thì có dịp nghỉ thư dãn, tặng quà, kỷ vật cho nhau, gia đình xum họp trong cảnh thanh bình ấm cúng thương yêu. Ngoài những sinh hoạt êm ấm trong gia đình còn có những sinh hoạt ồn ào bên ngoài như hội hè, tụ họp ăn uống, nhậu nhẹt, nhảy đầm vui chơi…..
     Lễ Giáng Sinh đã trở thành phổ quát trong dân gian trên khắp các nẻo đường thế giới, không riêng gì cho người Công Giáo / Kitô Giáo mà cho cả những người thuộc các tôn giáo khác hoặc vô thần…Những người không phải công giáo thì coi Lễ Giáng Sinh là dịp lễ hội, nghỉ thư dãn, vui chơi, ăn nhậu thả dàn. Ở Sàigon trước 1975 (tôi không biết bây giờ dưới chế độ XHCN thì thế nào), đêm Giáng Sinh, trong khi ở trong các thánh đường,  giáo dân tụ tập lại, chăm chú dâng lễ, đọc kinh, hát những bài thánh ca mừng Chúa ra đời, thì ngoài đường phố thiện nam tín nữ áo quần bảnh bao chen chúc nhau dạo phố, xe cộ và người qua lại như trẩy hội. Tôi không hiểu họ đi đâu?, để làm gì?. Cứ đi, cứ đi…theo giòng người đi như nước chảy. Xem đèn ông sao? Xem phố phường? Xem người? Xem xe cộ chạy? Ai mà biết nhỉ? Ở hải ngoại Hoa Kỳ, sau những ngày mệt mỏi shopping để tiêu tiền, mua quà tặng, sửa soạn giáng sinh, trang hoàng trong nhà ngoài ngõ, đêm Giáng Sinh người ta vui hưởng cảnh ấm cúng gia đình trong nhà nhiều hơn. Dĩ nhiên cũng có những hội họp chè chén nhậu nhẹt ngoài qu án rượu, tiệm ăn. 

      Giáng Sinh đã phổ quát đến độ nó không còn giới hạn trong phạm vi tôn giáo nữa. Họ chúc nhau một mùa nghỉ vui tươi đầm ấm và hạnh phúc. Ngày nay có những  phong trào / tư tưởng không gọi ngày lễ này là Lễ Giáng Sinh mà gọi là Mùa Lễ Nghỉ. Holidays Season. Người ta ăn chơi hưởng thụ, làm bất cứ cái gì họ muốn trong khi trong các thánh đường đèn nến sáng trưng, vẫn vang vọng tiếng hát mừng Chúa ra đời: 
 
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm

      Lễ Giáng Sinh hiển nhiên vẫn là biểu hiệu của Bình An và Hòa Bình của Chúa Cứu Thế. Đâu có gì phải chê trách, có chăng là tâm con người vẫn không có hòa bình và tình yêu thương.

Fleming Island, Florida
9-12-2011
NTC                                                                                                                                                                                                

         

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

KIẾN TRÚC - MỸ THUẬT


Những mẫu nhà ở chống thiên tai 




   Do sự biến đổi bất thường của khí hậu toàn cầu, những trận động đất, sóng thần, lũ quét cùng với những thảm họa tự nhiên khác xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ tàn phá của chúng thì không thể đo đếm được.
   Đứng trước mối nguy hại lớn này, những tòa nhà chọc trời không còn hợp thời nữa mà đến lúc này, các kiến trúc sư đã bắt tay vào thực hiện ý tưởng về những mẫu nhà chịu lực kiểu mới để chống lại được tác động của thiên tai. Dưới đây là danh sách những ý tưởng đột phá dự đoán sẽ “dẫn đầu xu hướng” trong tương lai.
 
Đảo san hô ở Haiti
 Những mẫu nhà ở chống thiên tai “độc-đẹp-lạ” shopping entertainments
   Đây là ý tưởng thiết kế một đảo nổi đặc biệt lấy cảm hứng từ các rặng san hô được các nhà thiết kế của quốc đảo Haiti đưa ra với mục đích chống lại động đất.
Gồm hơn 1000 căn hộ xếp với nhau theo dạng lượn sóng, mẫu nhà ở này dự kiến lấy năng lượng trực tiếp từ sóng biển, động cơ khí và đặc biệt chú trọng đến quy hoạch cây xanh và nâng cao chất lượng sống bằng việc đảm bảo môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp .

Nhà nổi hình quả bóng
   Với diện tích 48 m2 cho một hộ gia đình, dạng nhà ở có hình trái bóng tên là “Barier” này được thiết kế để chống động đất và có thể trở thành chiếc tàu cứu hộ trong trường hợp có lũ lụt lớn. Bề mặt tường góc cạnh với 32 mặt làm bằng vật liệu cách nhiệt siêu cứng giúp phân bố lực tác động và tấm nền nhà ở dưới để đảm bảo giữ thăng bằng.


   Khách sạn nổi
   Trong trường hợp có động đất hay lũ lụt, khách sạn này sẽ vẫn đảm bảo an toàn do những cải tiến đặc biệt trong thiết kế. Kết cấu tòa nhà giúp nó có khả năng chống lại tác động do những cơn địa chấn gây ra và phần nền được thiết kế để có thể rời ra và nổi trên mặt nước.
   Lớp kính trong suốt dưới dạng nhà kính tạo bầu sinh quyển để có thể nuôi trồng cây cối, đảm bảo cho vấn đề lương thực cần thiết. Các tấm năng lượng mặt trời cùng hệ thống trữ nước mưa, sẽ đảm bảo cung cấp điện và nước cho cư dân sinh sống tại đây.


Tháp chống động đất
   Trông như biến thể của một ngọn núi lửa nhân tạo, kiến trúc tháp Bốn mùa này là tòa nhà tổ hợp đa chức năng hoạt động bằng năng lượng mặt trời và được trang bị lớp lưới lọc để điều chỉnh nhiệt độ.
   Một hệ thống lõi bê tông giúp nó an toàn trước tác động của động đất. Trong tòa tháp dự kiến được trang bị đầy đủ nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí và mua sắm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân một cách toàn diện nhất.


Thành phố nổi trên biển Haiti
   Một thành phố nổi trên biển tuyệt đẹp là dự án kiến trúc của Haiti mang dáng dấp của thành phố huyền thoại Technotichlan.
   Dự kiến quy hoạch của thành phố sẽ có đường kính hơn 3,2 km bao gồm 4 khu vực chính được liên kết với nhau bởi một mạng lưới kênh rạch lớn, vừa đảm bảo cho sinh hoạt lại thuận lợi để phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Bên ngoài thành phố được xây dựng một lớp đê chắn sóng để đảm bảo tính an toàn cao hơn.


Thành phố sinh thái tuyệt đẹp Lilypad
   Thành phố sinh thái kiểu mới trên biển Lilypad là một ví dụ tiêu biểu cho mẫu kiến trúc tương lai phục vụ cho việc cứu hộ, được hy vọng sẽ trở thành hiện thực vào năm 2100.
   Được dự kiến làm bằng chất liệu đặc biệt chịu lực, phản xạ lại tia cực tím độc hại và có tác dụng điều hòa không khí, thành phố còn được trang bị hệ thống chuyển hóa năng lượng từ các nguồn tự nhiên như mặt trời, biển, gió, thủy triều đảm bảo cung cấp điện năng vượt mức cho cư dân sinh sống. Những cánh hoa lớn sẽ có tác dụng như lớp đê chắn hiệu quả bao quanh thành phố.


Mẫu nhà ở cho người có thu nhập thấp
   Một ngôi nhà vẫn đảm bảo các yếu tố cơ bản cùng phần lõi siêu cứng chịu lực với vật liệu chính làm từ tre nứa, để có thể dễ dàng thay thế khi có thiệt hại xảy ra là ý tưởng về nhà ở thu nhập thấp đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế nhà ở chống thiên tai của một nhóm kiến trúc sư Ấn Độ.
   Mỗi căn hộ có 3 tầng với kết cấu chịu nước, gió và động đất cùng những tiện ích cơ bản phục vụ cho sinh hoạt và hướng tới đối tượng người dân có thu nhập thấp là những yếu tố cơ bản giúp nó vượt trội so với các đề án khác.


Tổ hợp căn hộ cao cấp nổi trên biển  ở Hà Lan
   Những kiến trúc sư Hà Lan cũng đã bắt tay vào việc thiết kế những mẫu nhà để phòng ngừa trong trường hợp thiên tai ập đến. Và mẫu thiết kế có tên gọi “The citadel” là mẫu tổ hợp căn hộ nổi đầu tiên của châu Âu với 60 căn hộ cao cấp, một bãi đậu xe và bến tàu có tác dụng hiệu quả khi mực nước tăng cao bất thường.


Mẫu nhà mái vòm chống bão ở Florida
 
   Đây là mẫu thiết kế đặc biệt vì không phải chỉ là ý tưởng mà đã được xây dựng và chứng minh tính hữu hiệu của nó trong việc chống lại những cơn bão hủy diệt như Katrina, Dennis hay Ivan.
   Người chủ của ngôi nhà đã chủ ý thiết kế nó với sức chịu lực rất lớn sau khi cơn bão Opal phá hủy hoàn toàn căn nhà cũ của họ vào năm 2005 và khiến họ lâm vào tình cảnh không nhà cửa trong suốt 14 tháng liền. Chi phí để xây dựng căn nhà là 7 triệu USD (gần 144 tỷ đồng).
TL sưu tầm trên net